RỐI LOẠN HÀNH VI GÂY RỐI LÀ GÌ?
Hành vi chống đối và gây gỗ trong thời thơ ấu là một trong những lí do thường gặp nhất mà trẻ vị thành niên được đưa đến để đánh giá sức khỏe tâm thần.
Nhiều thanh niên có biểu hiện hành vi tiêu cực hoặc chống đối sẽ có các hình thức thể hiện khác khi họ trưởng thành và sẽ không còn thể hiện những hành vi này ở tuổi trưởng thành.
Những trẻ có các hành vi gây hấn lâu dài bắt đầu từ thời thơ ấu và xâm phạm quyền cơ bản của bạn bè và các thành viên trong gia đình có thể dẫn đến một mô hình rối loạn hành vi cư xử khi lớn lên. Nghiên cứu theo chiều dọc đã chứng minh rằng đối với một số thanh niên, có hành vi gây rối từ sớm có thể trở thành tập tính hành vi suốt đời mà đỉnh cao là rối loạn nhân cách chống đối xã hội ở người trưởng thành.
Nguyên nhân của hành vi gây rối kéo dài được cho là do hội tụ nhiều yếu tố bao gồm cả điều kiện sinh học, tính khí, tập nhiễm và tâm lý.
Rối loạn hành vi gây rối có thể được chia thành hai loại riêng biệt với các triệu chứng được phân loại đó là
- Rối loạn bướng bỉnh chống đối
- Rối loạn hành vi
Cả hai loại này đều dẫn đến suy giảm chức năng xã hội hoặc học tập ở trẻ. Một số sự thách thức và từ chối thực hiện theo các yêu cầu của người lớn là một phần của quá trình phát triển bình thường và đặc trưng ở tất cả trẻ em nhưng trẻ em với các rối loạn sau đây bị tổn hại do tần suất và mức độ nghiêm trọng của chính các hành vi gây rối của chúng.
Rối loạn bướng bỉnh chống đối được đặc trưng bởi mô hình lâu dài của hành vi tiêu cực, không vâng lời, và hành vi thù nghịch với người trên cũng như không có khả năng bướng bỉnh chống đối thường xuyên tranh luận với người lớn và trở nên khó chịu bởi những người khác, dẫn đến một trạng thái giận dữ và oán hận. Trẻ em mắc chứng rối loạn bướng bỉnh chống đối có thể gặp khó khăn trong lớp học và với mối quan hệ ngang hàng, nhưng thường không có sự xâm phạm cơ thể hoặc hành vi phá hoại đáng kể.
Ngược lại, trẻ em mắc rối loạn hành vi có sự lặp đi lặp lại nghiêm trọng của các hành động gây hấn có thể gây ra tổn thương cơ thể cho bản thân và những người khác và thường xuyên xâm phạm quyền của người khác. Trẻ em với rối loạn hành vi thường đặc trưng bởi sự gây hấn với người hoặc động vật, phá hoại tài sản, nói dối, hoặc trộm cắp, và các hành vi vi phạm nội quy, ví dụ như trốn học. Những hành vi này gây khó khăn trong đời sống học đường cũng như trong các mối quan hệ với bạn đồng trang lứa.
Các triệu chứng của rối loạn hành vi gây rối: là các nguyên nhân phổ biến nhất mà trẻ em và vị thành niên phải đến các chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Rối loạn tăng động - giảm chú ý, rối loạn bướng bỉnh chống đối, rối loạn hành vi là gánh nặng đáng kể cho trẻ em, gia đình và xã hội.