ĐỘNG KINH LÀ GÌ?

dong-kinh-la-gi

Một cơn giật là một sự kiện kịch phát do sự phóng điện đồng bộ, quá mức, bất thường từ một tập hợp các tế bào thần kinh của hệ thần kinh trung ương.

Động kinh được chẩn đoán khi có những cơn co giật tái phát do quá trình bệnh sẵn có mạn tính.

Động kinh toàn thể là một rối loạn co giật mạn tính được biểu hiện bởi những cơn co giật được tạo ra từ hoạt đồng thời của những vùng lan toả hai bán cầu.

  • Những sự kiện lâm sàng và điện não xảy ra hai bên không nhận thấy khởi phát cục bộ.
  • Xem động kinh cục bộ, bao gồm động kinh thuỳ thái dương để thảo luận về những cơn co giật cục bộ và động kinh cục bộ.
  • Cơn vắng ý thức (cơn nhỏ): Đột ngột, mất ý thức ngắn không có mất kiểm soát tư thế
  • Cơn co cứng co giật toàn thể (cơn lớn): Đột ngột mất ý thức tiếp theo đầu tiên là co thắt cơ toàn thân (giai đoạn co cứng) và thứ hai là những giai đoạn xếp chồng lên nhau của sự giãn cơ làm cho cơ thể giật theo nhịp (giai đoạn co giật)
  • Cơn co cứng: Chỉ xảy ra giai đoạn co cứng.
  • Cơn co giật: Chỉ xảy ra giai đoạn co giật.
  • Cơn mất trương lực: Đột ngột, trương lực cơ tư thế mất thời gian ngắn có suy giảm ý thức ngắn.
  • Cơn giật cơ: Đột ngột, co thắt cơ ngắn.

Các hội chứng động kinh

Những rối loạn mà động kinh là một đặc tính nổi trội và ở đó có đủ chứng cứ để gợi ý một cơ chế bệnh có sẵn thường gặp.

Các hội chứng động kinh toàn thể lớn bao gồm:

  • Động kinh giật cơ tuổi thanh thiếu niên (JME).
  • Hội chứng Lennox-Gastaut.
Đặt lịch hẹn