RỐI LOẠN LO ÂU
1. Bệnh rối loạn lo âu là gì?
Lo âu là một hiện tượng bình thường trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên người mắc bệnh rối loạn lo âu thường có sự lo lắng và nỗi sợ quá mức về các tình huống hằng ngày.
Hội chứng rối loạn lo âu hay rối nhiễu lo âu (tên tiếng Anh là: anxiety disorder) là rối loạn đặc trưng bởi sự lo lắng thái quá và căng thẳng thường xuyên mà không có lý do rõ ràng. Những trải nghiệm cảm xúc lo lắng, sợ hãi thái quá này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động chức năng của và cuộc sống của người bệnh.
Rối loạn lo âu bao gồm rối loạn lo âu toàn thể, hội chứng sợ xã hội, rối loạn lo âu phân ly và rối loạn đặc hiệu. Bạn có thể mắc một hoặc nhiều rối loạn cùng lúc. Nhưng dù là bất kể dạng rối loạn nào thì cũng cần được điều trị ngay.
2. Một số kiểu rối loạn lo âu
- Hội chứng sợ nơi, hoàn cảnh: là một dạng rối loạn mà người bệnh thường sợ và tránh những nơi làm cho họ bất an, cảm thấy không ai giúp mình.
- Rối loạn lo âu do vấn đề sức khỏe: bao gồm các triệu chứng lo âu và hoảng sợ do vấn đề sức khỏe của người bệnh gây ra.
- Rối loạn lo âu toàn thể: lo âu quá mức về việc gì đó, ngay cả những việc rất là thông thường, rối loạn này rất khó kiểm soát, thường xảy ra kèm theo các mối lo âu khác hoặc trầm cảm.
- Rối loạn hoảng sợ: cảm giác lo âu quá mức đột ngột xuất hiện, lặp đi lặp lại và tiến đến tột cùng nỗi sợ hãi trong vòng vài phút. Người bệnh có thể cảm giác hoảng sợ, khó thở, đau ngực, tim đập nhanh, đánh trống ngực. Những cơn hoảng sợ này làm cho họ lo lắng chúng sẽ đến một lần nữa, hoặc cố tình tránh né tình huống đã xảy ra cơn hoảng sợ đó.
- Im lặng có chọn lọc: đây là thất bại của trẻ trong việc phát ra lời nói ở những tình huống nhất định, như là ở trường học, ở nhà. Điều này gây trở ngại cho việc học, sinh hoạt ở nhà hay ngoài xã hội.
- Rối loạn lo âu phân ly: là rối loạn lo âu ở trẻ, điển hình là lo âu quá mức ở những mốc phát triển quan trọng của trẻ hoặc khi trẻ phải cách xa ba mẹ hoặc người thân thiết.
- Hội chứng sợ xã hội: là lo âu sợ hãi ở mức cao, người bệnh cố tránh những hoàn cảnh làm cho bạn lo âu, mất ý thức, lo lắng về những nỗi sợ vô hình.
- Nỗi ám ảnh đặc biệt: là một sự lo âu lớn khi người bệnh tiếp xúc với việc hay tình huống đặc biệt và họ luôn cố tránh gặp phải.
- Rối loạn lo âu gây ra bởi chất: điển hình là các triệu chứng lo âu quá mức gây ra bởi lạm dụng thuốc, tiếp xúc với chất độc.
- Rối loạn lo âu đặc hiệu và rối loạn lo âu không đặc hiệu: là thuật ngữ chỉ sự lo âu mà không thể biết rõ nằm trong rối loạn nào, nhưng dấu hiệu biểu hiện sự đau buồn, suy sụp.
3. Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng nhận biết của bệnh rối loạn lo âu:
- Lo lắng thái quá: bệnh nhân có những biểu hiện lo âu , bồn chồn lo lắng cho các việc xung quanh mình dù chúng rất bình thường.
- Sợ hãi phi lí: sợ hãi, bị ám ảnh bởi những thứ tưởng như vô hại như sợ độ cao, sợ đám đông, sợ động vật, ...
- Hồi tưởng: hay hồi tưởng lại các sự việc đã ra
- Những hành vi cưỡng bách: đứng ngồi không yên, suy nghĩ nhiều và không thể dừng lại.
- Căng cơ, nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi, khó chịu ở dạ dày, có cảm giác hoa mắt , chóng mặt
- Rối loạn tiêu hóa mạn tính
- Có vấn đề về giấc ngủ: mất ngủ, chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo, khó ngủ,...
- Tự nghi ngờ bản thân
- Cân nặng bị giảm sút.
- Vã mồ hôi
- Cảm giác mệt mỏi
- Khó tập trung, suy nghĩ về bất cứ việc gì hơn là vấn đề trước mắt
- Khó ngủ
- Vấn đề về đường tiêu hóa
- Khó kiểm soát sự lo lắng
Rối loạn lo âu sẽ ngày càng trở nên nặng nề và vững chắc hơn. Chính vì vậy bạn nên đi khám khi thấy mình có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh.
4. Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn lo âu
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh rối loạn lo âu hiện vẫn chưa được làm rõ. Việc trải qua sang chấn trong cuộc sống cũng dễ dàng gây ra rối loạn lo âu. Ở một số người, rối loạn có liên quan đến các vấn đề sức khỏe. Nếu bác sĩ nghi ngờ rối loạn là do nguyên nhân nội khoa, người bệnh sẽ được đề nghị làm một số xét nghiệm kiểm tra tìm dấu hiệu triệu chứng.
Lo âu có thể liên quan đến hóa chất trong não (chất dẫn truyền thần kinh), như dopamin, serotonin và norepinephrin, có thể liên quan đến yếu tố di truyền, kinh nghiệm cuộc sống và thường xuyên căng thẳng.
Các vấn đề sức khỏe thể chất có liên quan với lo âu như:
- Các bệnh mãn tính khó hỗ trợ điều trị
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
- Rối loạn nội tiết tố
- Bệnh tiểu đường
- Hen suyễn
- Bệnh tim
- Bệnh xương khớp
- Bệnh suy giáp hoặc bệnh cường giáp.
- Thời kỳ mãn kinh.
- U hiếm
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen
- Lạm dụng thuốc
- Cai rượu, cai thuốc trầm cảm
- Đau mãn tính hoặc hội chứng ruột dễ kích ứng
Chú ý: Sử dụng chất kích thích như: rượu, bia, thuốc an thần, các chất gây nghiện trong một thời gian dài có thể làm bệnh rối loạn lo âu trở nên trầm trọng hơn.
5. Yếu tố nguy cơ mắc bệnh rối loạn lo âu
Các yếu tố có thể làm gia tăng sự phát triển của rối loạn lo âu:
- Sang chấn: người phaỉ trải qua việc lạm dụng, các sang chấn tâm lý, hoặc chứng kiến những sang chấn tâm lý sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn lo âu.
- Căng thẳng từ bệnh tật: người có vấn đề về sức khỏe và lo lắng đặc biệt về tình trạng bệnh tật của mình có nguy cơ bị mắc bệnh rối loạn lo âu
- Căng thẳng tiến triển: từ một sự việc, một căng thẳng nhỏ tiến triển dễ dàng gây rối loạn.
- Tách biệt bản thân: một số người sống tách biệt, tư duy cá nhân dễ dàng mắc rối loạn lo âu hơn người khác.
- Vấn đề sức khỏe tâm thần: trầm cảm dễ dẫn đến rối loạn lo âu.
- Tiền sử gia đình có rối loạn lo âu: yếu tố gen cũng có ảnh hưởng rối loạn lo âu.
- Thuốc, rượu: lạm dụng rượu, chất kích thích, thuốc hoặc cai rượu, cai thuốc cũng là nguyên nhân làm rối loạn lo âu tệ hơn.
Chú ý: Một người có trên 4 yếu tố nguy cơ sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh rối loạn lo âu. Vì vậy, nếu bạn đang có trên 4 yếu tố nguy cơ, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh.
6. Tác hại và biến chứng của bệnh rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu là căn bệnh rất nguy hiểm., nó gây ra rất nhiều những hậu quả xấu đến cuộc sống của người bệnh như:
- Rối loạn lo âu khiến cho người bệnh luôn có cảm giác bất an, lo âu, sợ hãi. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi, chán nản với cuộc sống hiện tại
- Rối loạn lo âu khiến cho người bệnh trở nên sống khép kín, ngại giao tiếp xã hội. Điều này kéo theo những hệ lụy xấu trong công việc, cuộc sống, các mối quan hệ xã hội của người bệnh.
- Rối loạn lo âu cũng khiến cho sức khỏe của người bệnh bị giảm sút do mất ngủ, gặp các vấn đề về tiêu hóa
- Rối loạn lo âu cũng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Trầm cảm
- Lạm dụng chất kích thích
- Khó ngủ
- Vấn đề tiêu hóa
- Đau đầu và đau mãn tính
- Cách ly xã hội
- Rắc rối ở trường, công việc
- Chất lượng cuộc sống giảm
- Tự tử
Bạn nên đi khám bác sĩ khi bạn cảm thấy:
- Bạn cảm thấy lo âu quá mức về việc học, công việc, các mối quan hệ, các việc khác trong cuộc sống.
- Nỗi sợ, sự lo âu ập đến với bạn và bạn khó kiểm soát điều đó.
- Bạn cảm thấy trầm cảm, suy sụp, có vấn đề sức khỏe tâm thần.
- Bạn cảm thấy sự lo âu của bạn có liên quan tới tình trạng sức khỏe.
- Bạn suy nghĩ nuốn tự tử, hoặc có hành vi tự tử. Trường hợp này nên tìm kiếm sự điều trị tại phòng cấp cứu ngay.
Rối loạn lo âu có thể dẫn đến rất nhiều bệnh tật khác bên cạnh việc khiến cho cuộc sống bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.