Đau bụng đi vệ sinh liên tục sao lại khám tâm thần hả bás sĩ?
Một bệnh nhân đang học lớp 11 tới phòng khám xin khám bệnh câu hỏi đầu tiên hỏi tôi:
BS ơi con bị đau bụng liên tục và đi cầu mỗi ngày 15-20 lần đi khám và điều trị nhiều nơi không hết dù đã nội soi đại tràng và dạ dày không tìm thấy nguyên nhân nên bs ở Hòa Hảo bảo con sang khám chuyên khoa tâm thần mà con đâu có bệnh tâm thần đâu bác sĩ?
Khi thăm khám bệnh nhân mới cho biết vào đầu năm học lớp 11 cha bệnh nhân hay nói chuyện về chương trình học và hướng cho cháu thi vào trường công an vừa áp lực là phải làm sao đậu vào trường đó
Từ hôm ấy cháu học ngày học đêm, mang quyết tâm phải đậu vào trường an ninh,và luôn lo lắng vì luôn văng vẳng bên tai tiếng ba chỉ đạo phải đậu đại học.
Cháu luôn hồi hộp bất an,vã mồ hôi, kèm theo đau quặn bụng, mỗi khi đau quặn lại muốn đi tiểu và mắc đi cầu ,lúc đầu chỉ vài lần nhưng càng về sau càng nhiều đến nỗi ngồi học trong lớp cháu luôn phải đi vệ sinh,tối khó vào giấc ngủ, khi ngủ hay giật mình, hiện tượng đau bụng mắc đi vệ sinh một ngày hơn 20 chục lần làm cháu càng lo sợ không thể tập trung học ngày càng giảm sút,cháu đi khám nhiều nơi chẩn đoán hội chứng đại tràng kích thích cho nội soi dạ dày và đại tràng uống thuốc không giảm cháu lại càng lo lắng nhiều hơn cho đến khi có một bác sĩ bảo cháu đi khám chuyên khoa tâm thần bệnh nhân không chấp nhận nhưng miễn cưỡng đến phòng khám gặp tôi.
Qua thăm khám tôi đã giải thích cháu bị rối loạn lo âu nên mới bị tình trạng như vậy và đề nghị cháu ngưng hết thuốc điều trị viêm đại tràng
Cậu bé có vẻ hoài nghi vì sợ ngưng thuốc đại tràng sẽ bị nặng hơn, sau khi hướng dẫn các bài tập thư giãn khi bị cơn lo lắng và kết hợp dùng thuốc bệnh nhân giảm dần 1 tuần, 2 tuần và sau 3 tuần bệnh nhân không còn cás biểu hiện như vậy, hết lo lắng ,phấn chấn học tập trung tốt và chấm dứt mọi vấn đề về tiêu hóa sau 1 tháng điều trị.
Chúng ta thấy gì qua trường hợp này:
Đây là 1 biểu hiện rất hay gặp ở Bệnh nhân bị rối loạn lo âu, ngoài các triệu chứng đau bụng tăng kích thích đi tiểu, đi đại tiện; bệnh nhân còn cảm giác hồi hộp, khó thở, mệt, hơi mất năng lượng, người cảm thấy yếu ớt không làm việc ,khó tập trung, hay nhức đầu ,nên dễ nhầm lẫn bị bệnh lý tim mạch.
Bệnh nhân sẽ đi hết chuyên khoa tim mạch tới chuyên khoa tiêu hóa, vì vậy nếu không hỏi kỹ tình trạng lo âu bệnh nhân sẽ bị điều trị oan , do vậy khi đã loại trừ bệnh lý thực thể về tiêu hóa tim mạch bác sĩ chuyên khoa tâm thần sẽ lên chương trình can thiệp về tâm lý và điều trị nguyên nhân bệnh lý lo âu bênh nhân sẽ hồi phục và trở lại cuộc sống đời thường.
Vì vậy câu trả lời cho bạn trẻ này là tại sao lại khám BS tâm thần là vì vậy?