RỐI LOẠN GIAO TIẾP

roi-loan-giao-tiep

Rối loạn giao tiếp là một trong những rối loạn thường gặp nhất ở trẻ em.

Để giao tiếp một cách hiệu quả, trẻ phải làm chủ được ngôn ngữ, tức là phải có khả năng hiểu đúng, biết cách sử dụng đúng từ ngữ để diễn đạt ý và có cách nói đúng.

Rối loạn ngôn ngữ bao gồm rối loạn ngôn ngữ diễn đạt (RLNNDĐ) hoặc kết hợp cả hai rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận - diễn đạt ; trong đó rối loạn cách thức diễn đạt bao gồm rối loạn phát âm và nói lắp.

Ở trẻ có rối loạn ngôn ngữ diễn đạt, khả năng sử dụng từ và câu để diễn đạt ý tưởng bị hạn chế, không phù hợp với độ tuổi của trẻ, cũng như không phù hợp với mức độ phát triển ở các khía cạnh khác. Những trẻ này thường khó khăn vì vốn từ hạn chế, khi nói chỉ dùng những câu ngắn, và không đúng ngữ pháp, những phát ngôn của trẻ thường lộn xộn, không rõ ý, ngây ngô. Khả năng hiểu và ghi nhớ từ ngữ kém hơn so với trẻ cùng tuổi. 

Khả năng ngôn ngữ bao gồm 4 lĩnh vực:

  • Phát âm
  • Ngữ pháp
  • Ngữ nghĩa học
  • Tính ứng dụng

Phát âm là khả năng phâ biệt được các âm tiết khác nhau (âm tiết là âm thanh tạo bởi 1 chữ cái hay 1 nhóm chữ cái trong một ngôn ngữ); để có thể nói được từ trẻ cần phải phát âm được các âm tiết của từ đó trước.

Ngữ pháp là cách thức tổ chức các từ, và các quy luật sắp xếp từ để tạo thành câu.

Những trẻ có hạn chế về ngôn ngữ biểu hiện nhiều kiểu rối loạn thuộc về ngữ nghĩa học bao gồm:

  • Khó khăn trong việc học từ mới
  • Lưu trữ và tổ chức các từ đã học
  • Cũng như gọi ra các từ đã học được khi cần thiết.
  • Tính ứng dụng

Tính ứng dụng của ngôn ngữ là khả năng sử dụng ngôn ngữ trong hoàn cảnh thực tế và các quy tắc của đối thoại. 

Những cách đánh giá ngôn ngữ và cách thức diễn đạt đủ rộng để bao hàm tất cả các lĩnh vực kể trên thì chính xác hơn trong việc xác định nhu cầu điều trị cho trẻ.
Đặt lịch hẹn