RỐI LOẠN GIẤC NGỦ ( phần 2)
RỐI LOẠN GIẤC NGỦ:
Có những người ngủ nhiều cần 9 – 10 giờ trong một đêm và những người khác thì ngủ ít hơn, nhưng độ dài của giấc ngủ không luôn luôn tương quan với rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên trong một nghiên cứu năm 2002 trên 1 triệu người cho thấy những người ngủ nhiều hơn 8,5 giờ hoặc những người ngủ ít hơn 3,5 giờ / đêm thì nguy cơ tử vong là 15% cao hơn so với những người ngủ 7 giờ/ đêm. Những người ngủ ít có thể có những bệnh phối hợp. Chưa có lý do nào giải thích về vấn đề này. Bốn triệu chứng chính đặc trưng nhất của các rối loạn giấc ngủ là: chứng mất ngủ, ngủ nhiều, các rối loạn liên quan đến giấc ngủ và rối loạn nhịp thức ngủ … Những triệu chứng này thường gối lên nhau.
I. CÁC TRIỆU CHỨNG CHỦ YẾU:
1. Chứng mất ngủ : (Insomnia)
Chứng mất ngủ là sự khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ, nó có thể ngắn hoặc kéo dài. Một khảo sát trong 1 năm thấy tỉ lệ lưu hành từ 30 – 45% ở người lớn. Các nguyên nhân thường gặp là: (Theo bảng sau).
Triệu chứng | Mất ngủ sau bệnh nội khoa | Mất ngủ sau bệnh tâm thần hoặc thay đổi môi trường |
---|---|---|
Khó khăn đi vào giấc ngủ |
|
|
Khó khăn duy trì giấc ngủ |
|
|
Một giai đoạn ngắn của chứng mất ngủ thường liên quan với lo âu như thi cử hoặc phỏng vấn việc làm, sự thất bại, sự mất mát, thay đổi cuộc sống, stress… Giai đoạn này thường không nghiêm trọng mặc dù những giai đoạn loạn thần hoặc trầm cảm nặng đôi khi khởi đầu bằng mất ngủ cấp. Trị liệu đặc hiệu trong giai đoạn này thường không cần thiết. Khi điều trị với thuốc ngủ được chỉ định thì chỉ điều trị trong giai đoạn ngắn và nó thường tái phát khi ngưng thuốc.
Chứng mất ngủ dai dẳng là một nhóm bệnh thường bị than phiền là khó đi vào giấc ngủ hơn là khó duy trì giấc ngủ. Những bệnh nhân này thường không có sự than phiền gì khác ngoài sự mất ngủ. Họ có thể không trãi nghiệm lo âu nhưng nó sẽ được thể hiện ra ngoài bằng những biểu hiện sinh học. Họ có thể than phiền chủ yếu về những cảm giác e sợ và sự nghiền ngẫm, những điều đó đã ngăn cản họ rơi vào giấc ngủ. Thỉnh thoảng (nhưng không thường xuyên) bệnh nhân mô tả có một sự gia tăng bệnh vào những lúc căng thẳng ở công sở hoặc ở nhà và sự thuyên giảm của bệnh trong những kỳ nghỉ.
2. Chứng ngủ nhiều: (Hypersomnia)
Ngủ nhiều biểu hiện như là tăng quá mức thời gian ngủ hoặc tăng thời gian buồn ngủ (Somnolence) hoặc cả hai. Thuật ngữ Somnolence nên dùng ở bệnh nhân than phiền về sự buồn ngủ (tình trạng mơ màng) và có một xu hướng chứng minh rõ ràng là bất thình lình rơi vào giấc ngủ trong lúc thức (không thể duy trì được sự thức). Những lời than phiền ngủ nhiều thường ít hơn (5% ở người lớn) so với chứng mất ngủ.
Những nguyên nhân thường gặp của ngủ nhiều:
Triệu chứng | Bệnh nội khoa | Bệnh tâm thần và môi trường |
---|---|---|
Sự gia tăng ngủ (hypersomnia) |
|
Trầm cảm |
Tăng buồn ngủ ban ngày |
|
|
3. Những rối loạn xảy ra trong giấc ngủ: (Parasomnia)
Những rối loạn liên quan đến giấc ngủ là những hiện tượng bất thường xảy ra bất chợt trong khi ngủ hoặc nó xảy ra ở giữa ngưỡng thức và ngủ. Parasomnia thường xảy ra ở giai đoạn 3 và 4, vì vậy người bị mắc chứng này thường khó nhớ được những rối loạn mà họ mắc phải.
4. Rối loạn nhịp thức ngủ :(Sleep-Wake Schedule Disturbance)
Rối loạn nhịp thức ngủ có liên quan với sự thay đổi chỗ ngủ. Những bệnh nhân thường không thể ngủ khi họ muốn ngủ, mặc dù họ có thể ngủ ở những khoảng thời gian khác. Do đó họ không thể thức hoàn toàn khi họ muốn, nhưng họ có thể thức trong những khoảng thời gian khác. Những rối loạn này không tạo ra chứng mất ngủ hoặc ngủ nhiều mặc dù lời phàn nàn đầu tiên thường là sự mất ngủ hoặc ngủ nhiều. Rối loạn nhịp thức ngủ có thể xem như là sự sai lệch các hoạt động giữa thức và ngủ.
DSM-IV-TR phân rối loạn giấc ngủ dựa trên cơ sở tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng và căn nguyên. Gồm 3 loại: rối loạn giấc ngủ liên quan với rối loạn tâm thần, rối loạn giấc ngủ khác (do bệnh nội khoa và sử dụng chất) và rối loạn giấc ngủ nguyên phát. Trong bài này chúng tôi chỉ đề cập đến rối loạn giấc ngủ nguyên phát.