RỐI LOẠN BƯỚNG BỈNH CHỐNG ĐỐI
1. Rối loạn thách thức chống đối (Rối loạn bướng bỉnh chống đối) là gì ?
Rối loạn thách thức chống đối (ODD) là một tình trạng phổ biến, phức tạp, tương đối dai dẳng và có khả năng khuyết tật.
Đặc trưng bởi hành vi tiêu cực, thù địch và bướng bỉnh dai dẳng nhưng không xâm phạm nghiêm trọng tới những tiêu chuẩn xã hội hoặc quyền của người khác.
Những đứa trẻ dễ nổi cáu, thiếu tính linh hoạt này cần nhận được nhiều sự quan tâm để hiểu và quản lý tốt hơn.
ODD thường gặp trong gia đình có tiền sử ADHD, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc, rối loạn nhân cách chống đối xã hội hay rối loạn liên quan đến sử dụng chất. Thiếu sự giám sát của cha mẹ, thiếu hiện diện của cha mẹ, thiếu sự tham gia tích cực của cha mẹ. Cha mẹ có sự thiếu nhất quán trong dạy dỗ, kỷ luật, giới hạn và lạm dụng đứa trẻ công khai, đã có tiền sử hành vi gây rối.
Trẻ em mắc rối loạn bướng bỉnh chống đối thường tranh luận với người lớn, mất bình tĩnh, tức giận, bực bội, và dễ bị khó chịu bởi những người khác.
Trẻ thường xuyên bất chấp yêu cầu hoặc các quy định của người lớn và cố tình làm phiền người khác.
Trẻ có xu hướng đổ lỗi cho những người khác về những sai lầm của mình và có những hành vi sai trái.
Biểu hiện của rối loạn này hầu như ở nhà, có thể không có ở trường hoặc với bạn bè hoặc người lớn.
Trong một số trường hợp, đặc điểm của rối loạn này bắt đầu từ khi xáo trộn được biểu hiện ở bên ngoài gia đình, trong các trường hợp khác, hành vi này bắt đầu trong gia đình, nhưng sau đó được biểu hiện bên ngoài. Thông thường, các triệu chứng của rối loạn này biểu hiện rõ ràng nhất trong tương tác với người lớn hoặc bạn bè mà trẻ biết rõ. Như vậy, một trẻ mắc chứng rối loạn này ít biểu hiện hoặc không có dấu hiệu của rối loạn khi khám lâm sàng. Thông thường, những trẻ này không tự coi mình là chống đối hay bướng bỉnh, mà biện minh cho hành vi của mình như là một phản ứng với những tình huống bất hợp lý. Rối loạn này xuất hiện gây ra căng thẳng cho những trẻ xung quanh hơn cho bản thân trẻ.
2. Tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM – 5
- Một mô hình tâm trạng cáu kỉnh/tức giận, hành vi tranh cãi/chống đối hoặc tính thù hằn ít nhất 6 tháng, biểu hiện ít nhất 4 triệu chứng trong bất kỳ trường hợp nào sau đây, và hiện diện trong những lần tương tác với ít nhất 1 người mà không phải là anh chị em ruột.
Tâm trạng cáu kỉnh/tức giận
- Thường xuyên mất bình tĩnh
- Thường nhạy cảm hoặc dễ bị khó chịu bởi những người khác
- Thường giận dữ và bực bội
Hành vi tranh cãi/chống đối
- Thường tranh cãi với các nhân vật có thẩm quyền, trẻ em, thanh thiếu niên người lớn.
- Thường chủ động thách đấu hoặc từ chối tuân thủ các yêu cầu từ người lớn hoặc các quy tắc.
- Thường cố tình làm phiền người khác
- Thường đổ lỗi cho người khác về lỗi lầm hoặc hành vi sai trái của mình .
Tính thù hằn
- Đã hằn học và trả thù ít nhất 2 lần trong vòng 6 tháng qua.
- Hành vi gây suy giảm đáng kể các chức năng xã hội, học tập hay nghề nghiệp.
- Các hành vi không xuất hiện trong tiến triển của rối loạn cảm xúc và rối loạn thần.
- Không đáp ứng các tiêu chuẩn của rối loạn hành vi và ( nếu 18 tuổi hay lớn hơn ) của rối loạn nhân cách chống đối xã hội.
3. Can thiệp trong điều trị rối loạn bướng bỉnh chống đối
Việc điều trị chủ yếu của rối loạn bướng bỉnh chống đối là can thiệp gia đình bằng cách sử dụng cả đào tạo trực tiếp cha mẹ về kỹ năng quản lý trẻ em và đánh giá cẩn thận các tương tác trong gia đình. Trị liệu hành vi tập trung dạy cha mẹ làm thế nào để thay đổi hành vi của họ để ngăn cản hành vi chống đối của trẻ và khuyến khích hành vi thích hợp.Trị liệu hành vi tập trung vào tăng cường chọn lọc và khen ngợi hành vi thích hợp và bỏ qua hoặc không tăng cường hành vi không mong muốn .
Trẻ em có hành vi bướng bỉnh chống đối cũng có thể có hiệu quả từ trị liệu tâm lý cá nhân khi trẻ đứng trước một tình huống cùng với một người trưởng thành để “thực hành” phản ứng thích nghi hơn. Trong mối quan hệ điều trị, trẻ có thể học hỏi chiến lược mới để phát triển ý thức làm chủ và thành công trong các tình huống xã hội với bạn bè và gia đình. Trong sự an toàn của một mối quan hệ trung lập hơn, trẻ em có thể khám phá ra rằng họ có khả năng kiểm soát các hành vi khiêu khích. Thông thường, lòng tự trọng phải được phục hồi trước khi một trẻ mắc rối loạn bướng bỉnh chống đối có thể phản ứng tích cực hơn với những kiểm soát từ bên ngoài. Xung đột giữa cha mẹ - trẻ em dự báo nguy cơ rối loạn về hành vi , sự trừng phạt bằng cách đánh và bằng lời nói khắc nghiệt sẽ làm xuất hiện những hành vi xâm phạm và lệch lạc ở trẻ em . Vì vậy, nếu loại bỏ sự trừng phạt khắc nghiệt của cha mẹ, và tăng cường tương tác tích cực giữa cha mẹ - con có thể ảnh hưởng tích cực đến quá trình tiến triển rối loạn hành vi bướng bỉnh chống đối.
Nếu như đã thử nghiệm can thiệp tâm lý mà trẻ vẫn tiếp tục bị rối loạn, một số thuốc sẽ được lựa chọn . ODD & ADHD kèm theo: Thuốc kích thần (Methylphenidate & Dextroamphitamine) & thuốc không kích thần (Atomoxetin) có thể giúp giảm chống đối. Thuốc chống loạn thần không điển hình có thể giúp giảm việc gây hấn. Lithium carbonate giảm cơn bùng nổ, kích động. Carbamazepine có thể giảm mạnh hành vi kích động- bùng nổ. SSRI có thể hữu ích cho ODD trong trường hợp rối loạn cảm xúc.
4. Tiến triển tự nhiên của ODD
- Việc chẩn đoán ODD tương đối ổn định qua thời gian, nhưng hầu hết trẻ em (khoảng 67%) cuối cùng sẽ hết rối loạn.
- Độ tuổi khởi phát sớm triệu chứng ODD thể hiên một tiên lượng xấu về sự tiến triển đến CD & cuối cùng là APD (Antisocial personality disorder ).
- Trẻ em mầm non mắc ODD có nhiều khả năng biểu hiện những rối loạn khác nhau sau này với nhiều bệnh phối hợp như ADHD, rói loạn lo âu và cảm xúc.