Ám ảnh sợ chuyên biệt là gì?
- Ám ảnh sợ chuyên biệt là sự sợ hãi cực kì, phi lý 1 vật cụ thể như con chó hay 1 tình huống.
- Những nỗi sợ hãi thường xuất hiện khi còn nhỏ và thường sẽ mất đi.
- Ám ảnh sợ được chẩn đoán nếu tình trạng sợ hãi dai dẳng ít nhất 6 tháng và ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của trẻ như là từ chối ra ngoài chơi do sợ sẽ gặp con chó.
- Ám ảnh sợ trẻ thơ thường gặp bao gồm con thú, bão, độ cao, nước, máu, bóng tối và thủ thuật y khoa.
- Trẻ sẽ tránh những tình huống hoặc những thứ làm chúng sợ hoặc chịu đựng chúng với cảm giác lo sợ mà có thể thể hiện như là khóc, cáu kỉnh, bám dính, tránh xa, đau đầu, đau bao tử.
- Không giống người lớn, trẻ em không thường nhận ra rằng nỗi lo sợ của chúng là phi lý.
ĐIỀU TRỊ
1. TRỊ LIỆU NHẬN THỨC – HÀNH VI (CBT)
- CBT dạy những kĩ năng và kĩ thuật cho con bạn để chúng có thể sử dụng để giảm sự lo âu.
- Con bạn sẽ học cách nhận biết và thay thế những suy nghĩ và hành vi tiêu cực bằng những cái tích cực.
- Chúng cũng sẽ học được cách phân biệt hiện thực từ những ý nghĩ phi hiện thực và nhận bài tập về nhà để thực tập những gì đã học trong buổi trị liệu.
- Những kĩ thuật này con bạn có thể sử dụng tức thì và cho nhiều năm sau nữa.
- Sự hỗ trợ của bạn là quan trọng đối với sự thành công của việc điều trị cho con bạn. Nhà trị liệu có thể làm việc với bạn để đảm bảo tiến trình được thực hiện tại nhà vài tại trường, và ông ta có thể đưa ra lời khuyện làm thế nào toàn bộ gia đình có thể xoay sở tốt nhất với những triệu chứng của con bạn.
- CBT nói chung là những phiên trị liệu ngắn hạn kéo dài khoảng 12 tuần nhưng lợi ích thì dài hạn.
2. TRỊ LIỆU HÓA DƯỢC
- Một công trình nghiên cứu lớn đã kết luận rằng việc kết hợp CBT và thuốc chống trầm cảm cho trẻ 7-17 tuổi thì hiệu quả hơn là điều trị đơn độc.
- FDA đã công nhận một vài thuốc nhóm SSRI và SNRI được dùng điều trị cho trẻ em.
3. CHA MẸ CÓ THỂ LÀM GÌ Ở NHÀ
Quá trình hồi phục có thể gây căng thẳng cho mọi người. Việc xây dựng một mạng lưới hỗ trợ từ bạn bè và người thân là rất hữu ích. Và hãy ghi nhớ những điều sau:
- Lắng nghe cảm xúc của con bạn.
- Giữ bình tĩnh khi trẻ lo lắng về một tình huống hay sự kiện.
- Nhận ra và khen ngợi những thành tích nhỏ của trẻ.
- Không trừng phạt những sai phạm nhỏ hay sự thiếu tiến bộ của trẻ.
- Mềm mỏng và cố gắng duy trì những sinh hoạt bình thường.
- Giảm nhẹ sự mong chờ trong suốt giai đoạn căng thẳng.
- Lên kế hoạch cho việc thay đổi (ví dụ: cho thêm thời gian vào buổi sáng nếu việc đi học khó khăn đối với trẻ).