RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG - GIẢM CHÚ Ý

tang-dong

1. RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý (ADHD) LÀ GÌ?

Rối loạn tăng động thiếu chú ý (ADHD) là rối loạn hành vi phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên,  được đặc trưng bởi rối loạn trong chú ý,  tập trung,  mức độ hoạt động và kiểm soát xung động. ADHD có thể ảnh hưởng đến trẻ ở nhà, ở trường và trong tình bạn.

Các triệu chứng khởi phát ở độ tuổi rất nhỏ và có thể kéo dài xuyên suốt cuộc đời và cùng tồn tại với các rối loạn tâm thần khác.

2. DẤU HIỆU ADHD LÀ GÌ?

Hầu hết mọi đứa trẻ đều có những lần vật lộn vào thời điểm phải tập trung chú ý, lắng nghe, làm theo chỉ dẫn, ngồi yên và chờ đến lượt mình. Nhưng đối với trẻ bị ADHD, điều này khó khăn hơn nhiều và xảy ra một cách thường xuyên hơn.

Trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý có thể có biểu hiện từ 1, 2 đến 3 nhóm triệu chứng sau:

Không chú ý :

  • Không chú ý các chi tiết/ mắc lỗi cẩu thả
  • Khó duy trì sự chú ý: có thể con bạn vẫn tập trung học được vài phút, nhưng sau đó lại mất tập trung rất nhanh.
  • Dường như không lắng nghe
  • Thất bại trong hoàn thành các bài tập.
  • Khó khăn về việc sắp xếp
  • Tránh các nhiệm vụ đòi hỏi duy trì sự chú ý
  • Hay quên, dễ phân tâm, thường xuyên làm mất đồ

Tăng động:

  • Luôn cựa quậy, nhúc nhích
  • Không thể ngồi yên
  • Chạy/nhảy leo trèo khi không được phép
  • Khó tham gia các hoạt động giải trí một cách yên tĩnh , “luôn di chuyển”.
  • Nói quá nhiều.

Xung động:

  • Nói ra ngay câu trả lời trước khi câu hỏi kết thúc.
  • Khó khăn trong việc chờ tới lượt.
  • Ngắt lời hoặc chen ngang người khác.
  • Đôi khi phụ huynh hoặc thầy cô giáo nhận thấy dấu hiệu ADHD từ khi đứa trẻ còn rất nhỏ. Nhưng tính hiếu động, bốc đồng, mất kiên nhẫn này cũng có thể xảy ra ở một đứa trẻ bình thường. Càng lớn, trẻ sẽ được học những kĩ năng lắng nghe, chú ý, hoạt động, kiểm soát bản thân tốt hơn từ bố mẹ và thầy cô. Tuy nhiên, khi những điều này vẫn tiếp tục và gây ra vấn đề ở trường, ở nhà và với bạn bè thì có thể trẻ bị ADHD.

3. CHẨN ĐOÁN ADHD NHƯ THẾ NÀO?

Nếu bạn nghĩ con bạn bị ADHD hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm nhất có thể. Bác sĩ sẽ là người đánh giá tình trạng của con bạn và sẽ tư vấn tùy theo từng trường hợp

4, ADHD ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Phương pháp tiếp cận đa phương thức,   tâm sinh xã hội được áp dụng để điều trị ADHD. 

Nếu không được điều trị,  ADHD có thể dẫn đến hành vi gây rối nghiêm trọng hơn, trẻ tự đánh giá thấp bản thân, trầm cảm, thất bại trong trường học, có những hành vi gây nguy hiểm, xung đột gia đình và trở thành một gánh nặng kinh tế & xã hội.

Chiến lược điều trị ADHD bao gồm:

  • Huấn luyện phụ huynh: Thông qua việc này, cha mẹ sẽ học được cách tốt nhất để ứng phó với những khó khăn về hành vi của trẻ ADHD.
  • Liệu pháp hành vi: can thiệp giáo dục giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội, cảm xúc và lập kế hoạch cho trẻ.
  • Dùng thuốc: giúp trẻ tập trung, chú ý hơn, cải thiện hành vi hơn. Tuy nhiên, việc chỉ định thuốc cần thận trọng và bác sĩ sẽ là người điều chỉnh phù hợp trên từng bệnh nhân.

Việc điều trị đúng giúp trẻ ADHD cải thiện hơn. Phụ huynh và giáo viên có thể hỗ trợ theo hướng dẫn của bác sĩ khi trẻ ở trường và ở nhà.

5. CHA MẸ CÓ THỂ LÀM GÌ CHO TRẺ ADHD?

Nếu con bạn được chẩn đoán ADHD, hãy:

  • Tìm hiểu tất cả những điều về ADHD, theo dõi điều trị của trẻ và luôn giữ những cuộc hẹn được đề nghị để điều trị cho trẻ. Tìm cách tiếp cận, nuôi dạy con cái như thế nào là tốt nhất đối với trẻ ADHD. Nói chuyện cởi mở và hỗ trợ con bạn. Tập trung vào những điểm mạnh, và phẩm chất tốt của con bạn.
  • Để thuốc ở nơi an toàn, cho trẻ dùng thuốc theo liều được khuyến cáo.
  • Làm việc với nơi trẻ đang theo học: Thường xuyên gặp gỡ giáo viên để tìm hiểu xem con bạn đang phát triển như thế nào. Bố mẹ và thầy cô nên làm việc cùng nhau để giúp trẻ tốt hơn.
  • Kết nối với những người khác để được hỗ trợ thêm về thông tin điều trị và những điều khác.

6. NGUYÊN NHÂN ADHD?

Nhiều quan điểm thống nhất rằng nguyên nhân của ADHD bao gồm tương tác phức tạp của giải phẫu thần kinh và hệ sinh hóa thần kinh. Có bằng chứng về việc gen góp phần gây ra ADHD; trẻ có anh chị em, bố mẹ, người thân bị ADHD có tỉ lệ mặc cao hơn.  Các yếu tố góp phần gây bệnh được đưa ra là tiếp xúc với chất độc trước khi sinh, đẻ non, và tác động cơ học trước khi sinh gây tổn thương não; thức ăn gây nghiện, phẩm màu, chất bảo quản, đường cũng được coi là nguyên nhân của ADHD.

ADHD có thể được cải thiện khi được điều trị, và hỗ trợ từ cha mẹ, những người biết cách đáp ứng ADHD

7. KHI NÀO CẦN PHẢI GẶP BÁC SĨ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ của bạn nếu hành vi của con bạn có ảnh hưởng đến cuộc sống. Hãy nhớ rằng ADHD có thể kiểm soát với sự giúp đỡ của thuốc và các phương pháp hỗ trợ.

Đặt lịch hẹn