Động kinh được biểu hiện như thế nào?

dong-kinh

Động kinh được chia làm nhiều loại khác nhau, mỗi loại có những biểu hiện riêng biệt:

1. Động kinh toàn thể

Đây là loại động kinh dễ chẩn đoán, cơn động kinh xuất hiện rất đột ngột, người bệnh thường trải qua 3 giai đoạn :

  • Giai đoạn co cứng: Người bệnh co cứng toàn bộ các cơ tứ chi, cơ ở thân, ở ngực, hai tay co, hai chân duỗi có thể gây ngưng thở, tím tái.
  • Giai đoạn co giật cơ: giật cơ từng đợt, có nhịp, hai mắt trợn trừng, nhấp nháy, miệng sùi bọt.
  • Giai đoạn hôn mê, lú lẫn: sau giai đoạn co giật người bệnh vào giai đoạn hôn mê sâu, thở mệt, đái trong quần; một số bệnh nhân trở về bình thường nhanh sau cơn co giật.

Do tính chất cơn xảy ra một cách đột ngột, bệnh nhân mất ý thức, té ngã , có thể gây nguy hiểm đến tính mạng vì những chấn thương do té ngã hoặc gây tai nạn nếu đang ở ngoài đường. 

2. Cơn vắng ý thức

Đặc trưng của loại động kinh này là người bệnh đột ngột mất ý thức, ngừng mọi hoạt động trong thời gian rất ngắn, khoảng vài chục giây. Lúc đó họ như đờ đẫn, mắt nhìn vô hồn, đánh rơi viết, đồ vật đang cầm hoặc chữ viết bỗng trở nên nguệch ngoạc.

3. Động kinh cục bộ

Động kinh cục bộ thường kéo dài 1- 2 phút và có các biểu hiện khác nhau tùy vào vị trí não bộ bị kích thích nhưng thường xuyên xuất hiện trong một vùng não nhất định. Người bệnh còn có thể gặp các cơn co giật cục bộ ở mặt, một phần chi, đột ngột mất cân bằng hoặc chóng mặt… 

4. Động kinh thái dương

Hay còn gọi là động kinh tâm thần. Rất phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm mới có thể chẩn đoán được vì biểu hiện của nó rất giống rối loạn tâm thần.

Động kinh là một bệnh lý gây ra bởi sự phóng điện bất thường, quá mức của hệ thần kinh dẫn đến rối loạn về vận động, hành vi, cảm xúc… Tình trạng này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần với tính chất tương tự nhau. Dựa vào đặc điểm những cơn động kinh mà bác sĩ sẽ chẩn đoán và tìm ra hướng điều trị phù hợp với từng bệnh nhân; bên cạnh đó việc đo điện não đồ hay chụp MRI não cũng có tác dụng giúp củng cố chẩn đoán và theo dõi tình trạng bệnh.

Phát hiện hoạt động bất thường trong điện não: Điện não đồ (EEG) là phương pháp quan trọng nhất để xác định một người có mắc bệnh động kinh hay không. Tuy nhiên đối với một số thể động kinh điển hình như động kinh thùy trán (xảy ra chủ yếu trong lúc ngủ) thì điện não đồ lại thường cho kết quả bình thường. Lúc này người bệnh cần theo dõi điện não đồ trong 24 giờ hoặc sử dụng phương pháp điện não đồ - video (VEEG). Phương pháp này cho phép ghi lại sóng điện não và so sánh với những biểu hiện tương ứng của bệnh nhân.

Nếu  mới chỉ bị co giật một lần thì cần theo dõi thêm xem liệu đó có phải là bệnh động kinh hay không. Ngoài ra cần loại trừ một số nguyên nhân khác không gây ra sự phóng điện bất thường quá mức của các tế bào thần kinh chẳng hạn như thiếu canxi, hạ đường huyết, rối loạn chất điện giải, sốt cao co giật… cũng là những nguyên nhân thường gặp có thể biểu hiện giống cơn động kinh. 

Động kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường khởi phát từ khi còn nhỏ và có khuynh hướng giảm về mức độ, tần suất cơn động kinh đến tuổi trưởng thành. Mặc dù vậy theo một số nghiên cứu gần đây, tỷ lệ mắc động kinh có phần gia tăng ở người cao tuổi, đặc biệt những người sau 60 và chủ yếu xảy ra là do di chứng của bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ).

Tác hại và biến chứng của bệnh động kinh

Ngoài những rối loạn tâm thần trong cơn, nếu không điều trị bệnh động kinh sớm, có thể thấy các biến chứng sau đây:

  • Biến đổi nhân cách, tính tình: người bệnh trở nên ích kỷ, độc ác, dễ giận dữ, có tính thù vặt, tư duy lai nhai, rất phiền hà cho gia đình và những người mà bệnh nhân tiếp xúc..
  • Lâu hơn nữa có thể mất trí (sa sút tâm thần do bệnh động kinh).
  • Nếu không kiểm soát được cơn động kinh, người bệnh có thể lên cơn lúc đang làm việc gây ra tai nạn như phỏng, té xe, ngã sông có thể tử vong nếu không có người cứu kịp thời.

Khi có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh động kinh, hãy liên hệ với chúng tôi để gặp được bác sĩ chuyên khoa giúp đỡ và hỗ trợ ngay.

Đặt lịch hẹn